1. Trang chủ
  2. /
  3. Sức khỏe
  4. /
  5. RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH Ở NGƯỜI TRẺ,  ĐỪNG CHỦ QUAN!

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH Ở NGƯỜI TRẺ,  ĐỪNG CHỦ QUAN!

Rối loạn tiền đình trước đây thường chỉ xảy ra trên đối tượng người trung tuổi và người già. Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và có thể xảy ra trên bất kỳ đối tượng nào.

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng mất thăng bằng của cơ thể do nguyên nhân xuất phát từ những bất thường ở hệ  thần kinh sau ốc tai, hoặc do dây thần kinh số 8 bị tổn thương.

Bệnh có các biểu hiện: khả năng kiểm soát thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn… tình trạng này lặp đi lặp lại gây khó chịu cho người bệnh. 

Trước đây rối loạn tiền đình thường gặp trên đối tượng người già do các vấn đề về mạch máu não, tuy nhiên hiện nay bệnh lý có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi, kể cả những người trẻ tuổi.

Vì sao hiện nay rối loạn tiền đình dễ gặp ở người trẻ?

Hiện nay số người trẻ mắc rối loạn tiền đình ngày càng gia tăng, không ít người phải đến gặp bác sĩ để điều trị tích cực. Nguyên nhân dẫn tình trạng này có thể kể đến như:

Căng thẳng quá mức do áp lực tâm lý, học hành, công việc:

Stress kéo dài cùng với tâm lý tiêu cực khiến cơ thể tăng tiết hormon Cortisol. Hormon này với nồng độ cao trong cơ thể có thể gây tổn thương hệ thần kinh, từ đó tiền đình cũng bị ảnh hưởng dẫn đến rối loạn chức năng. 

Ít vận động, tiếp xúc với máy tính, điện thoại quá nhiều: 

Trên thực tế đây là những thói quen phổ biến của người trẻ tuổi, điều này sẽ gây ảnh hưởng tuần hoàn máu não. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến rối loạn tiền đình ở người trẻ, đặc biệt đối với khối văn phòng. 

Người trẻ văn phòng bị rối loạn tiền đình

Thay đổi thời tiết, ô nhiễm tiếng ồn:

Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở mọi người, trong đó có người trẻ. Bên cạnh đó, thay đổi thời tiết đột ngột có thể gây khởi phát các triệu chứng của rối loạn tiền đình. 

Biến chứng của rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:

Rối loạn, rối loạn lo âu: Những biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của người bệnh. Bệnh nhân sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán. 

Chấn thương: Với biểu hiện mất thăng bằng sẽ khiến người mắc có nguy cao bị té ngã. Việc té ngã có thể sẽ gây ra chấn thương không mong muốn, đặc biệt khi đi lại vào ban đêm hoặc khi tham gia giao thông.

Phương pháp cải thiện rối loạn tiền đình

Để điều trị hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cần được thăm khám, xác định nguyên nhân, tình trạng, mức độ biểu hiện,… từ đó có giải pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị hiện nay đang áp dụng như sau: 

Tập thể dục

Tập các bài tập nhẹ nhàng để các bộ phận trong cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng thời giúp não dễ nhận biết tín hiệu và xử lý tín hiệu chính xác. Nên lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình và duy trì các bài tập một cách đều đặn.

Ăn uống khoa học

Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ các nhóm chất: tăng cường các vitamin và khoáng chất từ rau củ quả và hạn chế các món ăn chiên rán…

 

Người rối loạn tiền đình nên thường xuyên dùng hoa quả tươi

Nghỉ ngơi hợp lý

Tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng kéo dài, nên nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp lối sống lành mạnh.

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Bệnh nhân rối loạn tiền đình trong nhiều trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. 

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà. Khi có những dấu hiệu bất thường sau đây, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay:

Nói khó khăn, tay chân run, cảm thấy lảo đảo.

Tê bì các đầu ngón chân, ngón tay và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Mất định hướng không gian và thời gian.

Đau đầu đột ngột, mắt mờ, nhìn đôi, giảm thị lực, giảm thính giác.

 

Bài viết liên quan