1. Trang chủ
  2. /
  3. Sức khỏe
  4. /
  5. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ SAY NẮNG

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ SAY NẮNG

 

Mùa hè đã đến, nhiệt độ ngoài trời lên đến gần 40 độ C khiến một số người tập luyện hoặc làm việc ngoài trời bị say nắng, say nóng. Vậy say nắng có nguy hiểm không và làm thế nào để xử lý đúng cách để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe? Hãy cùng theo dõi thông tin ngay dưới đây.

Tình trạng say nắng là gì?

Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt, là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao (thường trên 40 độ C) và kèm theo mất nước. Theo các chuyên gia, khi hoạt động ở ngoài trời nắng to quá lâu, các tia nắng sẽ trực tiếp chiếu vào phần gáy và cổ, khiến cho hệ thống điều hòa thân nhiệt bị ảnh hưởng, cơ thể có thể tăng đến hơn 15 độ C.

Thân nhiệt tăng sẽ khiến cơ thể thoát mồ hôi nhiều và làm mất một lượng nước khá lớn, tình trạng này sẽ gây ra hậu quả là giảm khối lượng tuần hoàn nếu không bù nước kịp thời. Nghiêm trọng có thể dẫn đến trụy tim, rối loạn các chất điện giải và thậm chí gây mất mạng.  

Đổ mồ hôi và choáng váng dưới trời nắng nóng

Biểu hiện dễ nhận biết của say nắng 

Say nắng có biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào thời gian và mức độ: 

Mức độ nhẹ: Mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút. 

Mức độ nặng: Đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, buồn nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt, …) và có thể tử vong.

Đối tượng nào dễ bị say nắng?

Nền nhiệt cao trong những tháng hè là thời điểm rất dễ gặp phải tình trạng say nắng. Một số đối tượng có nguy cơ cao có thể gặp phải các vấn đề say nóng, say nắng cần được chú ý:

  • Người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
  • Người tập luyện với cường độ cao ở ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức trong thời gian dài.
  • Những người làm việc người trong môi trường nắng nóng như lao động nông nghiệp, công nhân làm việc ở các lò gạch, lò luyện gang thép, v.v.
  • Những người mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường…

Người cao tuổi bị say nắng

 Cách xử lý khi bị say nắng

Khi thấy bản thân hoặc người khác có biểu hiện say nắng, cần thực hiện các phương pháp sơ cứu trước khi có nhân viên y tế hỗ trợ:

  • Đưa người bệnh vào chỗ thoáng gió, mát mẻ ngay
  • Bổ sung nước: nước mát, nước muối hoặc nước điện giải
  • Bỏ bớt quần áo, chườm bằng nước mát ở cổ, nách, bẹn để hạ nhiệt. 

Nếu thấy người bệnh có các biểu hiện sốt cao không giảm, ngất xỉu, nôn đi kèm với đau đầu, đau bụng, khó thở thì phải chuyển đến cơ sở y tế ngay lập tức. Trong quá trình di chuyển thường xuyên quạt, chườm mát cho người bệnh. 

Bên cạnh những kỹ năng sơ cứu khi say nắng, điều vô cùng quan trọng là mọi người nên chủ động phòng tránh say nắng bằng các cách sau:

  • Hạn chế làm việc hoặc vận động thể lực dưới ánh nắng mặt trời hoặc môi trường nóng bức quá lâu.
  • Khi lao động dưới trời nắng cần bổ sung đủ nước.
  • Chuẩn bị các vật dụng chống nắng khi làm việc như nón, mũ kính, áo dài và đặc biệt chú ý che chắn phần đầu và gáy để không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Mặc đồ chống nắng khi ra ngoài trời

Bài viết liên quan